Kỹ thuật xây dựng – Ngành nghề mang nhiều tiềm năng phát triển

1. Thông tin chung về ngành Kỹ thuật xây dựng

  • Kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến kế hoạch, thi công và quản lý các công trình xây dựng như đường cao tốc, cầu, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, tòa nhà hay cao ốc, đập, hồ chứa nước, công trình trên biển…
  • Ngành Kỹ thuật xây dựng chuyên đào tạo các kỹ sư xây dựng công trình, hội tụ đầy đủ kiến thức và kỹ năng nhằm đảm nhận công tác thiết kế, thi công, giám sát, lập dự án, tính toán khối lượng dự toán công trình hoặc nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng sau khi tốt nghiệp ra trường.

2. Học gì trong ngành Kỹ thuật xây dựng?

  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng trang bị cho sinh viên kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, phần mềm thiết kế chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng và kiến thức nền tảng về xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng và các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ cho công tác thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công công trình xây dựng…
  • Theo học ngành Kỹ thuật xây dựng, sinh viên được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng về phân tích tổng hợp và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học nâng cao về sử dụng phần mềm ứng dụng lĩnh vực xây dựng…
  • Ngoài ra, ngành Kỹ thuật xây dựng còn giúp sinh viên nâng cao khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình; am hiểu thêm về vấn đề an toàn lao động và nắm vững các giải pháp bảo vệ môi trường cũng như quy định pháp luật trong xây dựng…

3. Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật xây dựng sau khi tốt nghiệp?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng có thể làm việc tại các công ty tư vấn về xây dựng, thi công xây dựng dự án hoặc tự lập các công ty riêng về thiết kế, giám sát, lập dự án hoặc làm việc tại các ban quản lý dự án xây dựng. Cụ thể:

  • Kỹ sư thiết kế, thi công: tiến hành triển khai, thi công sản phẩm xây dựng, công trình, dự án các công ty, doanh nghiệp.
  • Kỹ sư giám sát chuyên thẩm định, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như.
  • Kỹ sư quản lý chất lượng trong các công trình xây dựng, thi công dự án tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước.
  • Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng.
  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

1. Dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2023.

2. Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 4 tiêu chí sau:

– ĐTB của cả năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn khối xét tuyển của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 ≥ 6.0

3. Dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh

XÉT TỔ HỢP MÔN

Toán, Vật lý, Hóa học A00
Toán, Vật lý, Tiếng Anh A01
Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh D01
Toán, Ngữ văn, Vật lý C01
Đăng ký xét tuyển và nhận học bổng: ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen 
Thông tin liên hệ:

HỒ SƠ XÉT TUYỂN
VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT

– Đơn Xét Tuyển
– Học Bạ THPT Photo
– CMND hoặc CCCD Photo