Kỹ thuật Ô tô – Ngành học làm chủ công nghệ ô tô điện, xe tự hành tự lái

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường ô tô Việt Nam trong tương lai có nhiều triển vọng tăng trưởng sau khi trải qua năm 2021 với nhiều biến động. Sự bùng phát của làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 tại nhiều tỉnh, thành phố, cùng sự khởi phát của ô tô điện phần nào tác động đến thị hiếu, lựa chọn của người tiêu dùng. Với sự đầu tư mạnh từ các tập đoàn công nghệ, lĩnh vực xe tự hành đang ngày càng phát triển tại Việt Nam kéo theo cơn khát nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương nghìn đô mỗi tháng để tìm kỹ sư hệ thống ô tô và điều khiển.

Nắm bắt được xu hướng phát triển này, Trường Đại học Phan Thiết tiếp tục đẩy mạnh chương trình đào tạo bậc Đại học, đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật Ô tô – Ngành học làm chủ công nghệ ô tô điện, xe tự hành tự lái. Bước tiến mới trong chiến lược đào tạo nhằm giải quyết nguồn nhân lực cho ngành công nghệ cao nói chung và cho ngành ô tô Việt Nam nói riêng thông qua chương trình tiên tiến, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nội địa và tham gia vào chuỗi sản xuất, chế tạo ô tô thế giới.

1. Triển vọng nghề nghiệp

Tại Việt Nam, theo thống kê của Vietnamworks, mức lương cho Kỹ sư kỹ thuật ô tô dao động từ 1.000 – 2.000 USD/tháng tùy vào vị trí và năng lực. Cũng với khảo sát của ZipRecruiter, mức lương của một kỹ sư hệ thống ô tô và điều khiển có kinh nghiệm tại Việt Nam rơi vào khoảng 8.000$ /tháng. Chưa bao giờ doanh nghiệp lại “khát” nhân sự ngành công nghệ ô tô, cụ thể là các kỹ sư có kiến thức về cả cơ khí lẫn lập trình ô tô như hiện tại.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, nhà máy lắp ráp ô tô, ngành công nghiệp ô tô cũng đang có những bước chuyển mình lớn từ cơ khí chế tạo máy sang lập trình điều khiển. Những chiếc ô tô hiện đại được sử dụng các công nghệ lập trình tự động hoá nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng trong giai đoạn 4.0. Theo trang techinsight, hiện trên thế giới có hơn 30 công ty đầu tư nghiên cứu và phát triển xe không người lái như Google, Tesla, Apple, Audi, Nissan, Nividia…. Họ đầu tư rất mạnh mẽ cho lĩnh vực này.

2. Chương trình đào tạo

Ngành Kỹ thuật ô tô (Mã ngành: 7520130) là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng.

Theo học chương trình Kỹ thuật ô tô, sinh viên trước hết được trang bị những kiến thức cơ sở về khoa học – công nghệ trong nhiều lĩnh vực, để từ đó tạo nền tảng vững chắc cho việc nắm bắt tốt kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực Kỹ thuật ô tô như: Cấu tạo ô tô, kết cấu – tính toán ô tô, lý thuyết ô tô, thiết kế ô tô, bảo dưỡng – sửa chữa ô tô, động lực học và điều khiển, an toàn vận hành ô tô, hệ thống cơ điện tử trên ô tô, điện – điện tử, kỹ thuật điều khiển, xử lý tín hiệu, v.v.

Chương trình đào tạo được xây dựng bám sát nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động, thông qua mối liên kết chặt chẽ với các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp. Sinh viên được học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại chuẩn quốc tế với hệ thống trang thiết bị tân tiến. Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện về tư duy phản biện, tính sáng tạo, tác phong làm việc chuyên nghiệp và các kỹ năng mềm như thuyết trình khoa học, phương pháp viết báo cáo khoa học, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo.

 

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

3. Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật ô tô sau khi tốt nghiệp

Sinh viên học ngành Kỹ thuật Ô tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí sau đây:

  • Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy, trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn ô tô trong nước và quốc tế.
  • Kỹ sư vận hành hệ thống tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực.
  • Kỹ sư tại các tập đoàn công nghiệp, công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng, vận tải và khai thác các thiết bị xe-máy công trình, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Kỹ sư tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát tại các phòng kỹ thuật, phòng sản xuất, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thiết kế các cơ sở sản xuất, thiết kế, sửa chữa ô tô – máy động lực, các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, trạm sửa chữa ô tô.
  • Kỹ sư kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô.
  • Kỹ sư nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực ô tô – máy động lực.
  • Giảng dạy kỹ thuật, tại trường dạy nghề, các trường đại học kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật trên khắp cả nước.
  • Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô.
  • Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp, công ty tập đoàn kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô.
  • Kỹ sư sản phẩm chuyên thiết kế các thành phần, các hệ thống, thiết kế và kiểm tra thiết bị xem nó có đạt được yêu cầu đặt ra hay không, vật liệu có đạt được độ bền hay không..
  • Kỹ sư phát triển cung cấp các thuộc tính của ô tô. Họ tiến hành cung cấp cho kỹ sư thiết kế về độ cứng của lò xo để cho xe hoạt động như mong muốn trong các điều kiện đường xá.

4. Tại sao nên chọn Trường Đại học Phan Thiết?

  • Trường đạt chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Trường Đại học Phan Thiết nằm trong 30 trường đại học đầu tiên được xếp hạng gắn sao;
  • Học phí thấp so với các Trường Đại học ngoài tỉnh; Học bổng dành cho sinh viên cao;
  • Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật ô tô;
  • Chương trình đào tạo sát thực tế, chú trọng thực hành; Cơ sở vật chất phục vụ học tập, nghiên cứu được đầu tư tốt. Môi trường học tập năng động, hiện đại;
  • Trường ĐHPT đã ký kết hợp tác với Công ty CP Ô tô Bình Thuận, tạo cơ hội cho sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế trong quá trình học tập;
  • Sinh viên ĐHPT ra trường có tỷ lệ việc làm cao;
  • Trường tọa lạc tại vị trí gần bãi biển đẹp, nằm trên tuyến đường dẫn đến các khu nghỉ dưỡng, resort, địa điểm du lịch…;
  • Ký túc xá tại trường gồm 1.000 chỗ, sân bóng đá cỏ nhân tạo, bóng rổ, bóng chuyền… đảm bảo phục vụ nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao cho sinh viên.

5. Các phương thức xét tuyển chuyên ngành Kỹ thuật ô tô

1) Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
2) Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 6 tiêu chí sau:
  • Điểm trung bình của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0
  • Điểm trung bình của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
  • Điểm trung bình của cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
  • Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0
  • Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
  • Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

Link đăng ký xét tuyển trực tuyến: ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen

3) Dựa trên kết quả kỳ thì đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

XÉT TỔ HỢP MÔN

Toán, Vật lý, Hóa học A00
Toán, Vật lý, Tiếng Anh A01
Toán, Vật lý, Sinh học A02
Toán, Vật lý, Ngữ văn C01
Đăng ký xét tuyển trực tuyến: ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen 
Thông tin liên hệ:

HỒ SƠ XÉT TUYỂN
VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT

– Đơn Xét Tuyển
– Học Bạ THPT Photo
– CMND hoặc CCCD Photo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *