MÃ NGÀNH: 7520103

Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử – Ngành học “lên ngôi” trong thời đại công nghiệp 4.0

Ngành học không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại: Cơ điện tử là một lĩnh vực nằm ở tiếp giáp giữa kỹ thuật cơ khí, điện tử, và tự động hóa, là một trong những ngành nghề mang tính chất đa ngành và đa năng cao. Nó chú trọng vào việc áp dụng các nguyên lý cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin để thiết kế, phát triển, sản xuất, bảo trì các hệ thống máy móc và thiết bị điện tử tự động. Mục đích của ngành khoa học liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có tính năng vượt trội (thông minh hơn, nhỏ gọn hơn…). Tâm điểm của cuộc cách mạng 4.0 là việc hình thành sản phẩm của ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, cụ thể là các dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống máy tự động, robot, các thiết bị có độ hoạt động linh động cao, có trí thông minh và xử lý những thao tác phức tạp. Chính vì vậy, chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử đã trở thành một ngành học “hot”, thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy móc và đam mê công nghệ.

1. Triển vọng nghề nghiệp

Với sứ mệnh là cầu nối giữa lý thuyết và ứng dụng, chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử không chỉ đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển công nghiệp hiện đại mà còn góp phần vào sự tiến bộ của nhiều lĩnh vực khác như ô tô, robot, thiết bị y tế, sản xuất năng lượng, và nhiều hơn nữa. Các kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện Tử được trang bị kiến thức và kỹ năng để giải quyết các thách thức kỹ thuật, từ việc tự động hóa các quy trình sản xuất đến thiết kế các hệ thống thông minh như robot công nghiệp và thiết bị điều khiển tự động.

Sinh viên học chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử tại trường Đại học Phan Thiết tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử, điều khiển máy móc, thiết bị; có thể vận hành các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến khác trên thế giới. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng sở hữu tư duy phân tích và giải quyết vấn đề tốt, khả năng làm việc độc lập lẫn trong nhóm, và liên tục cập nhật công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường và xã hội. Đây là một ngành đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới không ngừng, mở ra cơ hội cho những ai đam mê kỹ thuật và công nghệ muốn tạo ra sự khác biệt.

Kỹ sư cơ điện tử luôn được các doanh nghiệp, các công ty liên doanh, công ty công nghệ cao chào đón và được đánh giá là nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của đơn vị.

2. Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử

Ngành Kỹ thuật Cơ khí – Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử (Mã ngành: 7520103) được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương về lý luận chính trị, ngoại ngữ, toán, vật lý, tin học; kiến thức cơ sở ngành về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điều khiển; kiến thức chuyên ngành về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống thủy lực – khí nén, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh, hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo,

Sinh viên có khả năng sử dụng, vận hành và bảo trì tốt các thiết bị của hệ thống sản xuất tự động, hệ thống robot; Khai thác và xây dựng các phần mềm trong việc điều khiển các máy móc tự động, robot bằng máy tính và các phương tiện điều khiển số khác; Thiết kế cải tiến, thiết kế chế tạo mới và lắp ráp các thiết bị trong hệ thống sản xuất tự động. Bên cạnh đó, kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử được đào tạo kỹ năng thực hành tốt trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành của kỹ thuật cơ điện tử và robot; có kỹ năng tự học, làm việc nhóm và giao tiếp tốt.

CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

  • Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
  • Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 6 tiêu chí sau:

– ĐTB của cả năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn khối xét tuyển của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 ≥ 6.0

  • Dựa trên kết quả kỳ thì đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

3. Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành Công nghệ ô tô điện sau khi tốt nghiệp

Sinh viên học chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm:

  • Lĩnh vực thiết kế, chế tạo:

– Kỹ sự thiết kế: Thiết kế các chi tiết máy, các máy móc, chuyển đổi bản vẽ theo TCVN;

– Kỹ sư R&D: Nghiên cứu phát triển sản phẩm cơ điện tử.

  • Lĩnh vực sản xuất:

– Tham gia trong công tác quản lý, điều hành và trực tiếp làm việc ở các vị trí công việc kỹ thuật, dịch vụ, kinh doanh, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất – lắp ráp máy móc cơ khí, doanh nghiệp dịch vụ mua bán và bảo dưỡng – sửa chữa máy móc thiết bị cơ khí, cơ khí nông nghiệp, cơ khí động lực và chế tạo máy;

– Tổ chức điều hành, quản lý và trực tiếp đảm nhận công tác đăng kiểm kiểm định xe tại các Doanh nghiệp sản xuất ô tô, trung tâm đăng kiểm và kiểm định xe cơ giới;

– Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện chế tạo máy – máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị;

– Trưởng ngành khai thác, bảo trì, sửa chữa máy móc và thiết bị động lực trong doanh nghiệp; Trưởng garage, Trưởng chuyền lắp ráp, sản xuất máy móc thiết bị.

  • Lĩnh vực kinh doanh:

– Kỹ sư kinh doanh các sản phẩm, thiết bị cơ khí, điện tử;

– Thành lập và làm chủ các doanh nghiệp để kinh doanh, thiết kế chế tạo, sản xuất các thiết bị, sản phẩm cơ khí, hệ thống cơ điện tử.

  • Lĩnh vực nghiên cứu đào tạo:

– Có khả năng làm việc trong các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và dạy nghề với vai trò cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy;

– Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, bộ phận giám định kỹ thuật xe cơ giới và máy động lực, phòng kỹ thuật của các Sở ban ngành có liên quan đến lĩnh vực cơ khí, cơ điện tử.

TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN

Toán, Vật lý, Hóa học A00
Toán, Vật lý, Tiếng Anh A01
Toán, Vật lý, Sinh học A02
Toán, Vật lý, Ngữ văn C01
Đăng ký xét tuyển và nhận học bổng: ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen 
Thông tin liên hệ:

HỌC PHÍ NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ (CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ)

  • Số tiền trên 1 tín chỉ: 810,000đ
  • Tổng số tín chỉ toàn khoá học: 151 tín chỉ
  • Cụ thể:
Số tín chỉ từng học kỳ Học phí từng học kỳ
Học kỳ 1 15 12,150,000
Học kỳ 2 13 10,530,000 (+700,000đ 2 tín chỉ giáo dục thể chất)
Học kỳ 3 14 11,340,000 (+350,000đ 1 tín chỉ giáo dục thể chất)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *