MÃ NGÀNH 7520130

Chuyên ngành Công nghệ ô tô điện – Đón đầu xu thế tương lai

Sản xuất xe điện đang từng bước trở thành xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới. Tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP), Chính phủ Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để nắm bắt cơ hội, thực hiện tốt các mục tiêu, Việt Nam cần một chiến lược tổng thể với tầm nhìn dài hạn, xây dựng chính sách đồng bộ và khả thi để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo hướng “xanh”.

Công nghệ ô tô điện là một lĩnh vực trong ngành công nghiệp ô tô, tập trung vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại ô tô sử dụng năng lượng điện để di chuyển. Trong ngành này, các chuyên gia và kỹ sư thường tập trung vào việc thiết kế và phát triển các hệ thống điện, pin và các bộ điều khiển để tối ưu hóa hiệu suất và tính hiệu quả của xe điện. Đồng thời, cũng nghiên cứu về các công nghệ liên quan như hệ thống sạc nhanh, quản lý năng lượng và các phương tiện tự lái. Bên cạnh đó Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô điện đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường như các phương tiện giao thông trước kia.

1. Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên theo học ngành Công nghệ ô tô điện tại trường Đại học Phan Thiết được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về các hệ thống đặc thù trên ô tô sử dụng năng lượng điện và cả các loại ô tô sử dụng nhiên liêu xăng, dầu… Nhờ đó, giúp sinh viên ra trường nắm vững chuyên môn và đón đầu được xu thế tương lai.

Ngành kỹ thuật ôtô, chuyên ngành công nghệ ô tô điện là ngành kỹ thuật hứa hẹn mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung các ngành kỹ thuật khác. Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có nhiều lựa chọn việc làm ở các vị trí: công việc kỹ thuật, dịch vụ, kinh doanh, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất – lắp ráp ô tô, doanh nghiệp dịch vụ mua bán và bảo dưỡng – sửa chữa ô tô, ô tô điện; tổ chức điều hành, quản lý và trực tiếp đảm nhận công tác đăng kiểm, kiểm định xe tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô, trung tâm đăng kiểm và kiểm định xe cơ giới; phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm ô tô điện.

2. Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ ô tô điện tại trường Đại học Phan Thiết

Ngành Kỹ thuật ô tô – Chuyên ngành Công nghệ ô tô điện (Mã ngành: 7520130) là ngành học học chuyên sâu về vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và nghiên cứu về hệ thống điều khiển trên ô tô điện, hệ thống pin,… Chuyên ngành này cung cấp những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của từng hệ thống trên ô tô điện từ đó giúp các kỹ sư trong việc kiểm tra, phân tích và đưa ra những chẩn đoán chính xác hư hỏng trên xe để thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa và nghiên cứu các ứng dụng công nghệ trên ô tô điện.

Chương trình đào tạo được xây dựng bám sát nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động, thông qua mối liên kết chặt chẽ với các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp. Sinh viên được học lý thuyết kết hợp chặt chẽ với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại chuẩn quốc tế với hệ thống trang thiết bị tân tiến. Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện về tư duy phản biện, tính sáng tạo, tác phong làm việc chuyên nghiệp và các kỹ năng mềm như thuyết trình khoa học, phương pháp viết báo cáo khoa học, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo.

CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

  • Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
  • Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 6 tiêu chí sau:

– ĐTB của cả năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn khối xét tuyển của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 ≥ 6.0

  • Dựa trên kết quả kỳ thì đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

3. Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành Công nghệ ô tô điện sau khi tốt nghiệp

Sinh viên học chuyên ngành Công nghệ ô tô điện sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí sau đây:

  • Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy, trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn ô tô trong nước và quốc tế.
  • Kỹ sư vận hành hệ thống tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô điện – máy động lực.
  • Kỹ sư tại các tập đoàn công nghiệp, công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và ô tô điện, vận tải và khai thác các thiết bị xe-máy công trình, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Kỹ sư tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát tại các phòng kỹ thuật, phòng sản xuất, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thiết kế các cơ sở sản xuất, thiết kế, sửa chữa ô tô – máy động lực, các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, trạm sửa chữa ô tô điện.
  • Kỹ sư kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô.
  • Kỹ sư nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực ô tô điện và cơ khí động lực.
  • Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô.
  • Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp, công ty tập đoàn kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô;
  • Có thể học tập nâng cao trình độ và tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng…

XÉT TỔ HỢP MÔN

Toán, Vật lý, Hóa học A00
Toán, Vật lý, Tiếng Anh A01
Toán, Vật lý, Sinh học A02
Toán, Vật lý, Ngữ văn C01
Đăng ký xét tuyển trực tuyến: ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen 
Thông tin liên hệ:

HỌC PHÍ NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ (CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ ĐIỆN)

  • Số tiền trên 1 tín chỉ: 810,000đ
  • Tổng số tín chỉ toàn khoá học: 151 tín chỉ
  • Cụ thể:
Số tín chỉ từng học kỳ Học phí từng học kỳ
Học kỳ 1 15 12,150,000
Học kỳ 2 13 10,530,000 (+700,000đ 2 tín chỉ giáo dục thể chất)
Học kỳ 3 14 11,340,000 (+350,000đ 1 tín chỉ giáo dục thể chất)